Nên ưu tiên tuyển Việt Nam hay các câu lạc bộ V.League?

Theo dự kiến thì trong tuần này, Liên đoàn bóng đá Việt Nam sẽ lắng nghe ý kiến cùng các phản ứng từ các câu lạc bộ đang tham dự V.League 2021. Sau đó, sẽ cùng Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) bàn lại phương án tạm hoãn giải đấu V.League đến tháng 02/2022. Trước đó, bầu Đức đã nếu lên quan điểm cá nhân rằng việc ưu tiên số 1 là đội tuyển Việt Nam chứ không phải là câu lạc bộ. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng, việc xây dựng đội tuyển bóng đá quốc gia là phải dựa trên nền tảng từ các câu lạc bộ.

Tuyển Việt Nam hay V.League sẽ được ưu tiên hơn?

Trong đó, việc ưu tiên cho đội tuyển quốc gia dự vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á cần phải được tính toán lại.

Theo phân tích của Tổng Giám đốc VPF Nguyễn Minh Ngọc, khi áp dụng cơ chế đặc biệt cho tuyển Việt Nam tham dự vòng loại thứ 3 World Cup 2022 – khu vực châu Á, bắt đầu từ khoảng giữa tháng 8 khi thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo hội quân, tất cả sẽ khép kín toàn bộ. Lúc đó, các cầu thủ lên tuyển sẽ chỉ ở hẳn trong khu cách ly hoàn toàn với bên ngoài.

Tuyển Việt Nam có được ưu tiên?

Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ ăn tập, bay đi nước ngoài thi đấu, trở về nước tiếp đón đội khách ở sân Mỹ Đình. Sau đó lại tiếp tục ăn tập theo một quy trình vòng tròn khép kín cho đến hết tháng 12. Như vậy, nếu V-League thi đấu, một số câu lạc bộ như câu lạc bộ Hà Nội, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, câu lạc bộ Viettel, câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An, câu lạc bộ B.Bình Dương sẽ mất các trụ cột chính vì họ lên tuyển.

Gánh nặng tài chính cho các câu lạc bộ khi hoãn V.League

Như vậy, để bảo đảm rằng các câu lạc bộ luôn có quân số đầy đủ nhất; VPF hoãn V-League 2021 đến tháng 2-2022 mới tổ chức. Căn cứ vào khái niệm “tất cả vì đội tuyển Việt Nam”; VPF cho rằng các đội bóng cần thông cảm.

VPF tin rằng các câu lạc bộ sẽ tạm thời giải tán cho cầu thủ về quê nghỉ ngơi; hoặc nếu có tiềm lực tài chính thì ở lại tập luyện tập trung; giống hình thức đang được câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai áp dụng. Vấn đề là các đội bóng không nghĩ như vậy; khi gánh nặng tài chính kéo dài 6-7 tháng tới khiến nguy cơ vỡ gói ngân sách một mùa mà họ nhận được từ các nhà tài trợ hoặc từ tỉnh.

VPF có cái lý để dời LS V-League sang năm 2022; nhưng phần lớn các đội bóng câu lạc bộ đều không đồng ý. Việc giải đấu tiếp tục hoãn tới 7 tháng tác động trực tiếp đến kế hoạch tập luyện; và đặc biệt là vấn đề tài chính của các câu lạc bộ.

Các câu lạc bộ đều gặp khó khăn khi hoãn lịch VLeague

Chia sẽ của cựu giám đốc kỹ thuật của CLB Topenland Bình Định

Ông Jernej Kamensek, cựu giám đốc kỹ thuật của câu lạc bộ Topenland Bình Định; một nhà môi giới người Slovenia đang sở hữu nhiều cầu thủ ngoại chơi bóng tại V-League; ông cho rằng thật khó hiểu nếu như VFF và VPF không tạo được lợi ích cân bằng cho đội tuyển quốc gia và giải vô địch.

“Nếu không muốn hủy giải, hãy thi đấu trở lại từ tháng 9, 10, 11; trong lúc đội tuyển quốc gia vẫn đang tập trung. Các câu lạc bộ có tới 30 cầu thủ, trong khi chỉ 5-6 người tập trung đội tuyển. Sẽ không công bằng cho tất cả các bên; nhưng đó là giải pháp hợp lý nhất hiện tại và giúp hàng trăm cầu thủ có cơ hội thi đấu. Ngoài ra, việc tập trung đội tuyển chỉ cần 3-5 ngày là đủ; việc gì phải tập trung lâu như vậy trong tháng 9, 10 và 11; khi các cầu thủ đều đã quen bài vở” – ông Jernej Kamensek phân tích.

Những phân tích của ông Kamensek được nhiều cầu thủ chia sẻ và tán thành trong những ngày vừa qua. “Đội tuyển quốc gia sẽ ngừng thi đấu sau vòng loại World Cup ư? Không! Và cách nền bóng đá vận hành là phải sản sinh, đào tạo thêm nhiều Quang Hải; Công Phượng; Văn Thanh… trong tương lai. Dĩ nhiên không phải bằng cách dừng giải Vô địch quốc gia tới 8 tháng trời như vậy. Chưa kể, ngay năm sau thôi, sẽ không có những ngoại binh chất lượng muốn tới V-League nữa. Không một ai muốn tới một giải đấu mà người ta không quan tâm tới tương lai của các cầu thủ!” – ông Kamensek kết luận.