Mách phụ huynh cách phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả ở trẻ

Cảm cúm là căn bệnh thông thường có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhưng nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn khá yếu, bé chưa có khả năng chống chọi lại bệnh tật nên khi mắc bệnh thường quấy khóc, khó chịu và không muốn ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến quý phụ huynh cách phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả ở trẻ nhỏ, góp phần bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài.

Cảm cúm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé

Khi trẻ bị cảm cúm, sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ và khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng phổ biến. Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, bệnh cảm cúm sẽ khiến trẻ bị ho, nghẹt mũi, sốt, kèm theo đó là quấy khóc hơn thường ngày.

Người lớn bị cảm cúm đã mệt, trẻ nhỏ bị bệnh lại còn mệt hơn. Ngoài ra, trẻ bị cảm cúm sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng. Thông thường theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, cần phải nhập viện điều trị khi tình trạng bệnh rất nặng. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường bị cảm cúm do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các yếu tố xung quanh cũng gây ra nhiều phiền toái và khiến trẻ dễ bị mắc bệnh cúm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi bệnh cúm, cha mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm cho trẻ.

Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ là gì?

Cảm cúm là tình trạng nhiễm virus, dẫn đến hệ hô hấp – mũi, họng và phổi – bị tấn công. Đối với hầu hết người khỏe mạnh, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt, như trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bệnh cảm cúm gây ảnh hưởng sức khỏe của bé

Các triệu chứng cảm cúm thường giống với cảm lạnh. Tuy nhiên, cảm lạnh thường tiến triển chậm trong khi cảm cúm phát triển đột ngột. Các triệu chứng cảm cúm khác bao gồm:

  • Sốt trên 38°C.
  • Đau nhức cơ.
  • Ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Đau đầu.
  • Ho khan và kéo dài.
  • Mệt mỏi và yếu.
  • Nghẹt mũi và đau họng.

Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ

Thực tế, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường dễ mắc cảm cúm hơn vì hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi ăn uống do tình trạng sung huyết trong cổ họng, dẫn đến cơ thể thiếu nước. Trẻ nhỏ có thể khó chịu khi ho có đờm. Ngoài ra, tình trạng viêm phổi có thể phát triển nhanh chóng ở trẻ nhỏ bị cảm cúm.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ gồm ho, sung huyết, sốt và khó chịu. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi nếu:

  • Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc không muốn bú sữa.
  • Trẻ thường khó chịu, người uể oải và không muốn chơi trong thời gian dài (trên 4 tiếng).
  • Trẻ khó thở hoặc thở khò khè.
  • Trẻ bị cảm lạnh, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ ho thường xuyên.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi và sốt trên 38°C.
  • Trẻ khóc không có nước mắt hoặc không đi tiểu trong 8 giờ.

Triệu chứng bệnh thường gặp

Các triệu chứng cảm cúm trên có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng. Và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu con bạn không có những dấu hiệu nghiêm trọng này nhưng có triệu chứng cảm cúm, hãy đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ khám và kê thuốc phù hợp cho trẻ.

Nếu con bạn bị cúm, hãy theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé vì bệnh có thể tiến triển rất nhanh. Nếu bạn thấy trẻ khỏe hơn sau 1 hoặc 2 ngày và sau đó bệnh lại nặng hơn, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát liên quan đến viêm phế quản, viêm phổi hoặc biến chứng khác của bệnh cúm. Nếu trẻ bị sốt do cúm, bạn có thể cho trẻ dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Bạn không cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.

Phòng bệnh cảm cúm ở trẻ hiệu quả

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ tiêm phòng cúm. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm vắc xin cúm, do đó mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để bảo vệ con trong 6 tháng đầu.

Ngoài ra, cho con bú bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm. Sữa mẹ có các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể bé.

Ngoài ra, các biện pháp tại nhà cũng giúp bố mẹ phòng ngừa cảm cúm cho con, như:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Che miệng khi ho.

Cúm là một căn bệnh nghiêm trọng và có thể rất đáng sợ đối với trẻ nhỏ. Do đó, bạn hãy chắc chắn thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bé khỏi bệnh cúm. Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi về sức khỏe của bé, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.