Giải pháp phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp gây nguy hiểm cho trẻ em

Thấp khớp (hay còn gọi là thấp tim) là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại những tổn thương vĩnh viễn cho tim. Bệnh khởi phát bằng những triệu chứng thông thường khó phát hiện như sốt, ho, viêm họng, nhân lúc sức đề kháng cơ thể trẻ đang yếu đi các vi khuẩn liên cầu gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ. Đây là căn bệnh nguy hiểm nên phụ huynh cần theo dõi sức khỏe con em mình thường xuyên và ngăn chặn mọi nguy cơ gây bệnh ngay từ đầu. Nếu phát hiện bệnh thì cũng trang bị được những kiến thức điều trị và chăm sóc trẻ để không khiến bệnh nặng thêm.

Bệnh thấp khớp ở trẻ nhỏ

Thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 5-15 tuổi. Bệnh nếu không phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa kịp thời rất có thể dẫn đến suy tim. Thấp khớp cấp (thấp tim) là một bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó yếu tố do vi khuẩn và tự miễn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Thấp tim là một trong những biến chứng của viêm họng do liên cầu. Đây là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm mà có thể gây đột quỵ. Tổn thương vĩnh viễn cho tim và tử vong nếu không được điều trị. Do đây là căn bệnh nguy hiểm nên phụ huynh cần có biện pháp tìm hiểu nguyên nhân bệnh và phòng tránh từ trước để bảo vệ sức khỏe của bé.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Khoa học đã khẳng định rằng, vai trò của vi khuẩn liên cầu nhóm A (S.pyogenes) là thủ phạm chính gây nên thấp khớp cấp tính. Sự tồn tại, gây bệnh của liên cầu nhóm A ở khu vực đường hô hấp trẻ. Nhất là ở họng và sự đáp ứng của cơ thể đối với vi khuẩn này đóng vai trò chính trong bệnh thấp khớp cấp. Tuy vậy, không phải bất kỳ người nào, trẻ em nào có vi khuẩn liên cầu nhóm A gây bệnh hoặc tồn tại ở họng cũng gây nên thấp tim. Mà chỉ có một số tỷ lệ nhất định bị thấp khớp cấp mà thôi.

Nguyên nhân gây bệnh

Ở Việt Nam theo thống kê chỉ thấy khoảng 3% số trẻ mắc bệnh thấp tim. Đối với vi khuẩn liên cầu thì được người ta chia thành 3 nhóm chính: S.pyogenes, S.viridans và S. feacalis (chính là Enterococcus: liên cầu đường ruột). Cả 3 nhóm này về tính chất gây bệnh có khác nhau. Đặc biệt chỉ có S.pyogenes (liên cầu nhóm A) mới gây bệnh thấp tim.

Vi khuẩn liên cầu gây bệnh

Thông thường người ta gặp các tuýp huyết thanh của liên cầu nhóm A. Gây bệnh thấp tim là tuýp 1, 3, 5, 6, 14, 18, 19, 24, 27, 29. Sở dĩ liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là do đặc điểm cấu tạo vách của chúng. Người ta thấy về cấu tạo vách của tế bào liên cầu nhóm A có phần giống với cấu tạo của khớp và cơ tim. Vì vậy khi vi khuẩn liên cầu xâm nhập vào cơ thể con người, cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại chúng.

Như vậy vô hình trung kháng thể do cơ thể sinh ra cũng có phần chống lại tổ chức của chính mình mà người ta gọi là phản ứng giữa kháng nguyên của liên cầu nhóm A, kháng nguyên của tổ chức khớp, cơ tim, van tim (glycoprotien của van tim) với kháng thể của cơ thể sinh ra. Ngoài ra, liên cầu nhóm A khi xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây nên viêm cầu thận cấp. Nhưng lại do các tuýp huyết thanh khác của liên cầu nhóm A. Chứ không phải do các tuýp huyết thanh gây bệnh thấp tim.

Các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thấp tim ở trẻ em bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người bị thấp tim bởi một số gen có thể khiến nhiều người dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Một số chủng liên cầu khuẩn nhóm A có khả năng gây thấp tim hơn một số chủng khác
  • Các yếu tố thuộc về môi trường ở một số nước đang phát triển như điều kiện vệ sinh kém. Mật độ dân cư quá đông, thiếu nguồn nước sạch…

Triệu chứng bệnh thường gặp

Vi khuẩn liên cầu nhóm A có thể tồn tại ở họng của một số trẻ em (người lành mang vi khuẩn) rồi nhân lúc sức đề kháng của cơ thể vì một lý do nào đó sụt giảm thì chúng trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội) hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh viêm họng, viêm amidan ngay sau thời kỳ ủ bệnh.

Viêm họng là triệu chứng của bệnh

Trẻ thường sốt cao 38 – 39 độ C, có khi sốt cao. Và dao động kèm theo vã mồ hôi, nhịp tim nhanh. Làn da xanh tái và bắt đầu có những dấu hiệu biểu hiện ở khớp, ở tim và ở da. Viêm khớp biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Thường các khớp lớn biểu hiện rõ nhất như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp vai. Đặc biệt cần lưu ý là các khớp sưng, đau luân chuyển từ khớp này sang khớp khác. Và các khớp chỉ sưng đau vài ngày là hết và lại cử động được bình thường.

Thấp khớp dẫn đến các bệnh tim mạch

Kèm theo đau khớp là viêm tim. Nhịp tim nhanh, thường trên 100 lần/phút, trẻ tím tái, khó thở và thậm chí có phù. Trong các trường hợp bị nhẹ, trẻ chỉ kêu đau vùng tim và đánh trống ngực.

Khi bị viêm tim sẽ làm cho các van của tim hoạt động không bình thường. Tức là làm mất đi sự thanh mảnh, mềm mại, đóng mở hợp lý của nó. Các van tim dày lên, xơ cứng, vôi hóa, các mép van tim có thể bị dày, dính gây nên hở hoặc hẹp van tim và lâu dần sẽ làm loạn nhịp tim gây suy tim, đặc biệt là suy tim mất bù trừ ảnh hưởng đến khả năng lao động và có nguy cơ tử vong cao.Dưới da của trẻ bị thấp khớp cấp có thể có các hạt.

Bệnh thấp khớp cấp có thể chữa khỏi được với điều kiện là phải phát hiện và điều trị sớm trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi mắc bệnh. Người ta thống kê cho thấy tỷ lệ chữa khỏi rất cao (khoảng 90%). Tuy nhiên sau khi chữa khỏi đợt thấp khớp cấp cũng cần tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng bệnh thấp khớp hiệu quả

Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày tránh không để trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, VA, viêm xoang. Khi phát hiện trẻ đã bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ. Khi biết trẻ bị bệnh thấp tim do vi khuẩn liên cầu nhóm A. Cần dùng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn.

Phòng bệnh thấp tim hiệu quả

Tốt nhất là dùng benzathin penicilin tiêm bắp thịt với liều lượng 3 tuần tiêm một lần, mỗi lần 1,2 triệu đơn vị với người trưởng thành hoặc trẻ có cân nặng trên 30kg (với trẻ dưới 30kg cân nặng thì chỉ tiêm mỗi một lần là 600.000 đơn vị).

Nếu không có điều kiện tiêm kháng sinh, có thể dùng kháng sinh dạng viên uống. Như phenoxymethyl penicilin, viên 250mg, uống 1 viên một lần với 4 lần trong một ngày. Những trẻ dưới 20kg cân nặng chỉ uống 125mg/lần x 4 lần ngày. Nếu người bệnh bị dị ứng với penicilin. Có thể thay bằng erythromycin với liều lượng tương tự như phenoxymethyl penicilin. Và nếu trẻ nhỏ có dưới 25kg cân nặng dùng 40mg/1kg cân nặng/ ngày.

Tiêm kháng sinh phòng ngừa tái phát

Khi đã bị thấp khớp cấp cần tiêm kháng sinh cách nhau 3 tuần một lần. Và tối thiểu trong 5 năm và tốt nhất là phòng bệnh đến 18 tuổi. Có khi còn lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ theo dõi bệnh cho con, em mình.

Đặc biệt những bệnh nhi trong đợt đầu đã có tổn thương tim cần tiếp tục tiêm phòng cho đến 25 tuổi. Và có thể kéo dài hơn nữa nếu có nguy cơ tái phát. Và những bệnh nhân có tổn thương van tim mạn tính do thấp tim. Thì phòng bệnh tái phát cần kéo dài trong suốt cuộc đời. Người ta cũng khuyên rằng một số bệnh nhân cho dù đã phẫu thuật tim do bệnh thấp tim vẫn có thể có nguy cơ tái phát và do vậy cũng cần tiêm phòng thấp khớp cấp.