Kiểu gia đình nào dễ khiến con học tập sa sút?

Nghiên cứu tại Đại học Harvard của Mỹ đã cho thấy một số cách nuôi dạy con phản khoa học của các bậc cha mẹ có thể ảnh hưởng dến khả năng học tập của trẻ. Năm 1938, trường Y Harvard đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 75 năm mang tên là Grant Study. Đây là một phần của chương trình nghiên cứu con người với mong muốn có thể tìm ra những manh mối để cải thiện chất lượng sống của con người.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu khoa học đã theo sát cuộc sống của 742 người. Kết quả, họ nhận thấy rằng môi trường và cách giáo dục của cha mẹ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Có một số kiểu gia đình sau có thể khiến cho trẻ học tập kém đi, các kiểu gia đình này sẽ được chúng tôi đề cập bên dưới.

Không quan tâm thói quen sinh hoạt của trẻ

Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ thừa nhận họ hiếm khi hoặc không nấu ăn ở nhà. Họ thường gọi thức ăn ngoài để tiết kiệm thời gian nấu nướng.1. Không chú ý thói quen sinh hoạt của trẻ

Nếu chế độ ăn uống không đều đặn, đặc biệt nếu không có thói quen ăn sáng, trẻ sẽ không có đủ carbohydrate để hỗ trợ não bộ hoạt động, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó tập trung.

Nhiều cha mẹ không quan tâm thói quen sinh hoạt của con

Ngoài ra, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ cũng ảnh hưởng khả năng tư duy và năng suất học tập của trẻ. Một thí nghiệm ở hai nhóm học sinh cho thấy, những học sinh đi ngủ muộn hơn 30 phút dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Ngủ muộn 30 phút tương đương với việc mất đi cơ hội học tập và phát triển trong 2 năm.

Những đứa trẻ thức khuya thường cảm thấy mông lung, khó tập trung và phản xạ không tốt. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ của các em cũng giảm đi. Điều này là do não bộ luôn ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, khó đạt được trạng thái cân bằng.

Con chỉ cần học tập mà không cần làm việc nhà

Nhiều gia đình luôn đặt việc học của con lên hàng đầu và quên mất con cũng cần rèn luyện kỹ năng mềm, trong đó có làm việc nhà. Tình trạng này xảy ra tại nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, phần lớn gia đình yêu cầu trẻ chỉ cần chăm chỉ học và không cần làm việc nhà. Ngay cả những việc đơn giản như mặc quần áo, sắp xếp phòng, cũng do một tay cha mẹ làm giúp.

Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của trường Y Harvard cho thấy nếu trẻ muốn thành công khi lớn lên, các em phải làm việc nhà từ sớm.

Làm việc nhà có thể khiến trẻ nhận ra các em cũng là một một phần của gia đình, các em cần bỏ công sức tương xứng với những điều được hưởng. Thông qua đó, trẻ sẽ biết cách thay đổi bản thân để phù hợp với môi trường sống. Những đứa trẻ biết làm việc nhà có tính cách hòa nhã và khả năng thích ứng với công việc mạnh mẽ hơn, theo Aboluowang.

Trái lại, những đứa trẻ không hoặc hiếm khi làm việc nhà dễ trở nên thụ động, ỷ lại, không biết cách sắp xếp kế hoạch cho bản thân. Khi lớn lên, các em dễ bị tụt lại ở nơi làm việc.

Vì thế, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ làm việc nhà tự sớm để các em tự lập, có trách nhiệm và tích cực tham gia, đóng góp vào những công việc sau này.

Nhiều gia đình không cho con làm việc nhà

Không nuôi dưỡng cho trẻ thói quen đọc sách

Tỷ phú, doanh nhân người Mỹ Charlie Munger từng bị cười nhạo là “một cuốn sách biết đi” vì ông đọc sách mọi lúc, mọi nơi. Khi nói về việc đọc sách, ông khẳng định: “Không người thông minh nào tôi gặp trong đời mà không đọc sách hàng ngày”.3. Không giúp con nuôi dưỡng thói quen đọc sách

Cuộc khảo sát với các tỷ phú và thủ khoa đại học cho thấy họ đều có thói quen đọc sách mỗi ngày. Một giáo viên cho biết 98% học sinh đều có chỉ số IQ tương tự nhau, chỉ có một số ít đặc biệt thông minh hoặc kém phát triển hơn các bạn khác. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ chính là khả năng đọc.

Nhiều trẻ chưa được hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ. Dẫn đến khả năng hiểu bài chưa cao, thậm chí không hiểu giáo viên nói gì. Trẻ đọc sách nhiều có khả năng tập trung, diễn đạt tốt hơn. Các em suy nghĩ tích cực và đồng cảm hơn những người bạn cùng tuổi.

Cha mẹ không thể hiện tình cảm với con

Nhiều cha mẹ quen với truyền thống dạy con nghiêm khắc. Ít thể hiện tình cảm, gần gũi với con. Họ cho rằng sự nghiêm khắc sẽ giúp con tốt hơn. Thậm chí, nhiều người thường xuyên buông lời mắng chửi, hy vọng con “tỉnh ngộ”. Biết xấu hổ mà thay đổi bản thân. Trái lại, điều này có thể khiến trẻ tự ti, áp lực, mệt mỏi. Dẫn đến những suy nghĩ, hành động cực đoan.

Các bật phụ huynh đôi khi không thể hiện tình cảm với con 

Nếu cha mẹ thường xuyên gay gắt, quát mắng con. Trẻ sẽ trở nên xa cách, ít chia sẻ, bộc lộ cảm xúc thật. Chưa kể, nhiều đứa trẻ sẽ lầm tưởng rằng. Cha mẹ chỉ quan tâm đến thành tích, điểm số, không coi trọng cảm xúc của con. Những suy nghĩ này dễ gây ra những hậu quả khó lường. Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ cần tự đặt ra 3 câu hỏi cho chính mình:

  • Điều gì quan trọng hơn: Sức khỏe, tinh thần hay kết quả học tập của con?
  • Nếu trong tương lai, con bạn chỉ là một người bình thường, bạn có chấp nhận được không?
  • Bạn có thường quan tâm con bằng cả trái tim và để ý đến suy nghĩ của con không?

Nên làm gì khi con sa sút trong học tập?

Bố mẹ không nên quát mắng hay đánh đập trẻ. Trước hết cần chăm chú lắng nghe tâm sự của con. Sau đó, cùng trẻ phân tích điều kiện khách quan, chủ quan, dưới nhiều góc độ. Để trẻ có thể biết được thất bại của mình là do đâu: “Có thể con chưa cố gắng”, “có thể con hơi chủ quan”.

Cha mẹ có thể động viên các bạn nhỏ bằng câu nói “nếu đặt trong tình huống khác, con sẽ làm tốt hơn”. Hỏi con với một thái độ thông cảm. Mong giúp con lần sau học tốt hơn để con mạnh dạn tự nhận tại sao bị điểm kém.

Và khi đã rõ nguyên nhân, người trong gia đình nên cùng con tìm hướng khắc phục lâu dài. Để con tránh mắc lại những lỗi lầm đó trong tương lai và giải thích lí do cho con hiểu. Học sa sút có nguyên nhân lâu dài thì cũng cần thời gian dài để trẻ thay đổi. Cải thiện chất lượng học tập.

Phụ huynh cần có suy nghĩ tích cực về việc điểm kém. Đôi khi điểm kém là đánh giá đúng thực lực học của con. Từ đó để con không ảo tưởng về bản thân, không chủ quan. Từ đó cả cha mẹ và con cái cùng chú tâm đầu tư quan tâm đến việc học hơn. Cần tạo động lực học cho con. Trẻ sẽ tự giác học tập, có thái độ nghiêm túc với việc học. Từ đó kết quả sẽ tốt dần lên khi có những sự động viên, chia sẻ từ cha mẹ.