Các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

Trĩ là bệnh lý phổ biến ở bất cứ lứa tuổi nào cũng thể gặp phải. Người mắc bệnh trĩ có thể gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh ở mức độ nặng thường khiến người bệnh đau đớn, sưng viêm thậm chí là chảy máu. Bệnh trĩ cần được phát hiện càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Điều trị trĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào tình trạng bệnh mà có thể lựa chọn. Ngoài chữa bệnh bằng Tây y còn có nhiều bài thuốc dân gian chữa trĩ cũng rất hiệu quả. Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt là một trong những phương pháp dân gian được rất nhiều người sử dụng. Vậy bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà như thế nào?

Lá tốt cho công dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giải biểu. Thường được ứng dụng chữa các chứng tiêu chảy, mẩn ngứa, mụn nhọt nổi mề đay, đau xương khớp,… Nhờ đó, cũng có tác dụng giảm viêm nhiễm, đau rát hậu môn do búi trĩ. Y học hiện đại cũng công nhận nhiều công dụng của lá lốt đối với bệnh trĩ. Hoạt chất piperin trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Vì vậy chúng giúp chống viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ, phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Hoạt chất này cũng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch sau khi tĩnh mạch đã bị áp lực, giãn do búi trĩ.

Ngoài ra, hoạt chất flavonoid trong lá lốt hỗ trợ cải thiện kích thước búi trĩ. Có tác dụng tiêu sưng, giảm huyết ứ, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, hậu môn. Lá lốt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, sắt,… rất tốt cho người bị táo bón, suy nhược do trĩ, thiếu máu,…

Y học hiện đại cũng công nhận nhiều công dụng của lá lốt đối với bệnh trĩ.

Các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà

Lá lốt là loại lá cực kỳ phổ biến hiện nay ở nước ta. Ai cũng biết đến loại lá này ngoài việc sử dụng trong chế biến món ăn. Lá lốt cũng có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Dân gian sử dụng và kết hợp lá lốt với rất nhiều nguyên liệu đơn giản ngay trong nhà bạn. Nhiều bài thuốc đã đạt được hiệu quả tốt, giảm đáng kể triệu chứng trĩ. Bạn có thể thử một số công thức phổ biến dưới đây:

Xông hơi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà

Xông hơi bằng lá lốt là cách dễ thực hiện và cũng an toàn tuyệt đối vì chỉ tác động bên ngoài. Xông hơi phù hợp với những bệnh nhân bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài. Bằng cách xông hơi và ngâm rửa hậu môn. Các hoạt chất từ lá lốt giúp cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, chống viêm rất tốt. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, đem rửa sạch với nước muối
  • Cho nước và lá lốt đun sôi, đợi 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp
  • Đợi nước bớt nóng rồi đặt vùng hậu môn vào xông
  • Trước khi xông hơi nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước muối
  • Xông khoảng 10 – 15 phút, sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch.
  • Mỗi ngày, bạn có thể thực hiện cách này 1 – 2 lần. Kiên trì sử dụng từ 10 ngày trở lên để thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển

Muối biển là nguyên liệu có trong bất cứ gia đình nào. Muối biển có tác dụng sát trùng, kháng viêm rất tốt. Chúng giúp loại bỏ những vi khuẩn, viêm nhiễm ở hậu môn, cũng như tình trạng phù nề, sưng viêm. Kết hợp muối và lá lốt giúp làm sạch hậu môn. Và là giảm ma sát giữa phân và búi trĩ, giảm đau hậu môn, nứt rách, chảy máu hậu môn. Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm lá lốt với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, để ráo nước.
  • Cho lá lốt đun với nước, đợi khi sôi thì đổ ra chậu.
  • Cho thêm 1 thìa muối biển vào.
  • Dùng nước lá lốt này ngâm rửa hậu môn hằng ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và nghệ

Nghệ cũng là nguyên liệu chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Nghệ vàng có khả năng hồi phục niêm mạc hậu môn bị tổn thương. Giúp hỗ trợ tăng sức bền thành mạch máu, hỗ trợ co hồi búi trĩ. Kết hợp nghệ vàng với lá lốt giúp kháng viêm, ức chế vi khuẩn tấn công. Bài thuốc này phù hợp với bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Hướng dẫn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 1 nắm lá lốt.
  • Đem lá lốt rửa sạch, nghệ cắt từng lát mỏng.
  • Đun hai nguyên liệu với nước.
  • Đem nước ra xông hậu môn trong 5-10 phút sau đó rửa sạch bằng hỗn hợp nước trên.
  • Thực hiện mỗi ngày để có hiệu quả cao.

Chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc từ lá lốt và ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc nam của dân tộc, chứa nhiều công dụng chữa bệnh. Như giải độc, ức chế vi khuẩn, virus cúm, quai bị,…Đối với bệnh trĩ, ngải cứu có tác dụng cầm máu. Và hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm tính thấm mao mạch. Sử dụng lá lốt và ngải cứu có tác dụng làm co búi trĩ, cầm máu. Đồng thời giảm viêm, giảm đau, phù nề, ngứa ngáy. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm lá lốt
  • Rửa sạch cùng với nước muối.
  • Đun sôi 2 lít nước cùng hai loại lá.
  • Đun thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, thêm nước mát rồi rửa vùng hậu môn.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.

Bài thuốc từ lá lốt và trầu không để chữa trĩ

Lá lốt kết hợp trầu không phù hợp với những người bị trĩ ngoại. Hoạt chất Eugenol có trong lá trầu không có tác dụng sát trùng, giảm đau, gây tê, thải độc vô cùng tốt. Tinh chất lá trầu không cũng có tác dụng kháng sinh với tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Bài thuốc này giúp giảm đau ngứa ở hậu môn, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt và 5 – 7 lá trầu không
  • Rửa lá lốt, lá trầu không với nước muối pha loãng
  • Đun sôi cùng 1,5 lít nước và cho nguyên liệu vào
  • Đun thêm 10 – 20 phút
  • Đổ ra chậu, cho thêm nước mát và rửa hậu môn.

Bài thuốc từ lá lốt và trầu không để chữa trĩ

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ

Lá lốt chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện không đúng cách vẫn có thể gây ra những hậu quả như viêm nhiễm hậu môn, hoại tử búi trĩ,… Khi thực hiện chữa bệnh trĩ bằng lá lốt, nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên chọn lá lốt sạch và trước khi sử dụng nên ngâm rửa thật kỹ với nước muối. Vì đặc tính cay nóng của lá lốt nên không nên áp dụng đắp lá lốt tươi lên vùng hậu môn. Như vậy có thể gây kích ứng hậu môn.
  • Vệ sinh, rửa lá lốt sạch sẽ trước khi sử dụng, trước khi xông hơi cũng nên vệ sinh hậu môn.
  • Sử dụng lá lốt chữa bệnh chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Nên tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh.
  • Khi sử dụng lá lốt mà có bất kỳ triệu chứng nào kích ứng triệu chứng bệnh trĩ thêm nặng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn.
  • Người bệnh cần bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày như ăn nhiều rau xanh, trái cây…
  • Nên có thói quen đi đại tiện vào một thời điểm trong ngày, tránh nhịn đại tiện.
  • Nên uống đủ nước hàng ngày, từ 2 – 3l/ngày.
  • Người bệnh tránh lao động nặng nhọc. Và hạn chế các tư thế gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, cồng kềnh, ngồi quá lâu… Nếu làm việc văn phòng phải ngồi nhiều thì cứ 1 tiếng nên đứng dậy đi lại, vận động.

Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp một vài cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được nhiều người bệnh sử dụng và có đánh giá cao. Hy vọng những thông tin ở trên bài viết chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của lá lốt trong điều trị bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết này.. Lưu ý nhớ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả điều trị cao nhất nhé. Đối với bệnh trĩ ở mức độ nặng, nên chủ động thăm khám để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết này.