Biện pháp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ hiệu quả

Cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Chỉ cần sống ở môi trường có nhiệt độ bất thường bé sẽ có nguy cơ bệnh rất cao. Khi thời tiết giao mùa sang hè, thời tiết nắng mưa đan xen sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hệ hô hấp, dị ứng da và cảm cúm. Phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả trước các nguy cơ gây bệnh mùa hè khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh đơn giản như tiêu chảy, ho, nóng sốt cũng có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Những bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ

Trẻ em có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh dịch nguy hiểm vào mùa hè như các bệnh đường ho hấp, tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm não… Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố môi trường, thời tiết. Nhất là trong mùa hè năm nay, theo dự báo sẽ có những biến đổi bất thường, nắng nóng cao độ và mưa nhiều…

Đây là điều kiện để các bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện vào mùa hè như tiêu chảysốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng, thủy đậu, rubella, bại liệt, quai bị, cúm A… dễ dàng bùng phát thành dịch. Các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe và đề phòng các bệnh dịch cho trẻ.

Phòng bệnh đường hô hấp vào mùa hè

Trong điều kiện mùa hè nắng nóng cao độ, mưa thất thường trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi. Nhất là khi các gia đình thường xuyên sử dụng điều hòa, quạt điện hết công suất.Các mẹ nên tránh để quạt điện xối thẳng vào người trẻ nhỏ khi ngủ, không để nhiệt độ điều hòa quá thấp hay cho trẻ ra vào phòng điều hòa đột ngột.

Phòng bệnh đường hô hấp

Tốt nhất nên đắp cho trẻ chiếc chăn mỏng khi ngủ, để nhiệt độ điều hòa tăng dần. Để cơ thể trẻ có thời gian thích nghi với nhiệt độ, tránh bị cảm lạnh. Không nên cho trẻ uống nhiều nước đá hay tắm nước lạnh. Nhất là sau khi trẻ vui chơi hoạt động nhiều. Khi cơ thể có nhiều mồ hôi thì phải dùng khăn lau thấm mồ hôi. Cho trẻ ngồi nghỉ cho ráo mồ hôi trước khi tắm rửa.

Phòng bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, vi rút

Bởi sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ dễ dàng bị tấn công bởi vi rút, ký sinh trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não… Mùa hè là cao điểm bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm này. Nên các mẹ phải nâng cao chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ.

Mầm bệnh tồn tại khắp nơi trong môi trường sống. Nên chúng ta cần chú ý phòng bệnh cho trẻ từng ngày: Giữ trẻ tránh xa những nơi cơ môi trường ẩm thấp, bụi cây nhiều muỗi (vật trung gian truyền bệnh). Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thường xuyên kiểm tra vệ sinh các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên để không cho muỗi có chỗ sinh sản, thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn, vi trùng phát triển mạnh nhất trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì vậy, ngộ độc thực phẩm có tỷ lệ xảy ra cao trong mùa hè. Nhất là đối với trẻ em không được chăm sóc dinh dưỡng cẩn thận, hay ăn uống ở vỉa hè, lề đường không đảm bảo vệ sinh. Thời tiết nóng bức, cơ thể bị mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi làm mất nhiều muối khoáng, khả năng sát khuẩn của dịch vị giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, tả, rối loạn tiêu hóa…

Phòng ngộ độc thực phẩm

Chú ý giữ gìn vệ sinh vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi. Tạo thói quen vệ sinh trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn. Là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ em trước các bệnh về đường tiêu hóa. Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Hãy tạo thói quen này cho trẻ làm hàng ngày, đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, lau sạch đồ chơi. Những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khi nghi ngờ có mầm bệnh hoặc nơi có mầm bệnh không cho trẻ tiếp xúc.

Phòng tránh các bệnh về da

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cùng thời tiết nóng ẩm. Tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển như lang ben, hắc lào ghẻ lở, rôm sẩy… Đặc biệt, nhiều gia đình có thói quen cho trẻ đi bơi để giải nhiệt trong khi nước các hồ bơi chứa nhiều hóa chất, mầm bệnh gây viêm da, dị ứng, viêm tai giữa…

Để phòng tránh các bệnh ngoài da chúng ta phải chú ý vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày. Luôn luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh như bệnh viện, người bệnh. Chú ý giặt và phơi quần áo ở nơi có ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn. Không lạm dụng các sản phẩm khử mùi như nước hoa, lăn khử mùi dễ gây kích ứng da…

Phòng tránh chứng say nắng gây nguy hiểm

Trẻ em có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nên rất dễ chịu tác động từ môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi vào cao điểm nắng nóng, nền nhiệt cao có khi lên đến 38-39 độ. Nếu trẻ em phải di chuyển hoặc vui chơi hoạt động ngoài trời sẽ rất dễ bị say nắng.

Ngừa say nắng ở trẻ

Các bậc cha mẹ cần chú ý các biện pháp chống nắng như đội mũ nón, bịt khẩu trang, sử dụng áo chống nắng, bôi kem chống nắng, dưỡng da cho trẻ trước khi ra ngoài. Để phòng tránh các bệnh theo mùa cho trẻ, cần chú ý những chăm sóc sức khỏe. Tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua con đường dinh dưỡng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin A, B, C, E… Qua các bữa ăn hàng ngày để con trẻ có một cơ thể khỏe mạnh hơn.