Biện pháp phòng ngừa bệnh chốc mép gây khó chịu ở trẻ em

Chốc mép là căn bệnh do vi khuẩn gây rất thường gặp ở trẻ em. Trẻ quá bé để chịu những cơn đau do lở loét nên dễ bỏ ăn, khó ngủ và thường quấy khóc. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng quá nhiều nhưng việc phòng bệnh để đảm bảo sẽ thoải mái là cần thiết. Đây là bệnh có thể lây lan nếu trẻ sử dụng chung đồ chơi, dụng cụ ăn uống và có tiếp xúc với nhau. Cách phòng bệnh chốc mép hiệu quả nhất mà phụ huynh có thể áp dụng là ngăn chặn bé tiếp xúc với mọi thứ có liên quan tới người bệnh. Vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ, khi bị bệnh phải điều trị theo quy trình để tránh lây lan.

Bệnh chốc mép ở trẻ em

Bệnh chốc mép (lở mép) làm phát sinh những mụn rộp ở trên mép, gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ rất dễ tái phát, lây lan.

Bệnh chốc mép khi phát sinh trên cơ thể của trẻ em có thể khiến cho trẻ bị đau nhức, ngứa ngáy, rất khó chịu. Nếu để tình trạng bệnh chốc mép kéo dài sẽ khiến cho bé bị mệt mỏi, bỏ ăn quấy khóc. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đến nguyên nhân cũng như cách thức phòng ngừa hiệu quả cho con em của mình khỏi chứng bệnh chốc mép ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở hay gặp nhất là hai loại vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu (Streptococcus pyogenes). Trẻ em cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh khi tiếp xúc với vết thương của người nhiễm bệnh hoặc các đồ vật mà họ đã từng chạm vào như quần áo, khăn trải giường, đồ chơi…

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chốc mép ở trẻ:

– Thói quen mút tay, chảy nước dãi ở trẻ nhỏ làm vùng da quanh mép bị chà xát nhiều gây lở loét.

– Môi trẻ thường bị khô do thiếu độ ẩm.

– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập.

– Trẻ không được cung cấp đủ các loại vitamin, điển hình là B2 và PP.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Phòng ngừa bệnh ở trẻ em

– Tránh tiếp xúc với dịch từ vết thương của người bệnh. Không hôn người bị bệnh.

– Không dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc những vật dụng khác mà người bệnh có thể đã sử dụng.

– Khi bị mụn rộp, phải rửa tay thường xuyên và không chạm và vết thương do mụn. Điều này ngăn không cho virus lan lên mắt, đường sinh dục hoặc lây cho người khác.

– Cần đến bệnh viện khám và điều trị nếu bạn thường xuyên bị chốc mép. Có thể bạn phải uống thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngăn ngừa lây lan bệnh ở trẻ

Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh

– Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay.

– Không để trẻ chơi những đồ chơi mà trẻ khác đã đưa vào miệng.

– Vệ sinh đồ chơi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh.

– Cho trẻ nghỉ ở nhà nếu trẻ đang có nốt mụn rộp vỡ hoặc chảy nước. Chờ đến khi nốt mụn đóng vảy hoặc trẻ đã khỏi hẳn mới cho trẻ đi học. Để phòng tránh lây lan cho các trẻ khác.

– Dùng tăm bông để bôi thuốc lên vết mụn của trẻ để tránh tiếp xúc với dịch từ vết thương của trẻ.

Nếu trong trường hợp trẻ bị chốc mép kéo dài, dẫn đến đau nhức, phát sốt và mệt mỏi. Thì bạn cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Để được các bác sỹ điều trị kịp thời.