Triệu chứng trẻ nhiễm giun sán và cách phòng ngừa phụ huynh nên biết

Ở trẻ nhỏ thì việc nhiễm giun sán một vài lần là điều không thể tránh khỏi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị, xổ giun kịp thời sẽ ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, là nguyên nhân của suy dinh dưỡng. Phụ huynh cần theo dõi biểu hiện da trẻ xem có xanh xao, vàng vọt và tình trạng phân, đường ruột của trẻ để xác định trẻ có nhiễm giun sán không. Biện pháp phòng ngừa bệnh rất đơn giản, chỉ cần vệ sinh cho bé sạch sẽ, cho trẻ ăn chín uống sôi và thường xuyên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ trẻ.

Trẻ em bị nhiễm giun, sán

Khi nhiễm giun, sán trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Mặt khác, do phải chia bớt thức ăn cho những “vị khách” không mời này, hậu quả là trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng kém, và vì thế dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất các bé trai. Khoảng 80-90% số bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi. Theo một điều tra của Viện Sốt rét Ký Sinh trùng Côn trùng Trung ương, ở nước ta ước tính có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 40 triệu người nhiễm giun móc.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng bệnh ở trẻ

  • Trẻ bị nhiễm giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn, kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, nôn ra cả giun.
  • Trẻ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng.
  • Cơ thể trẻ gầy còm, ốm yếu, xanh xao, thiếu máu, hay bực tức, hay quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động…
  • Trẻ khó chịu, hậu môn bị ngứa, hay gãi, nhất là vào ban đêm. Do đó, trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm.
  • Trẻ bị sốt phát ban, rối loạn hô hấp,…
  • Giun có thể chui vào ống mật làm tắt ống mật, đi vào mạch máu, qua gan, phổi.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Trẻ ăn các loại rau và trái cây chưa được rửa sạch. Các loại thịt tái, trứng ốp lếch còn sống…
  • Ăn uống với chén, bát, thìa rửa bằng nguồn nước bẩn.
  • Trẻ em thường hiếu động, chơi những trò chơi tiếp xúc nhiều với đất và bụi bẩn, nhưng sau đó không được vệ sinh sạch sẽ lại cầm đồ ăn cho vào miệng.
  • Trẻ hay mút tay, ngậm các loại đồ chơi, vật lạ bẩn vào miệng…
  • Nhiều cha mẹ thường xem nhẹ việc tẩy giun định kỳ cho trẻ. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, năng động, thích chơi đùa, sức đề kháng lại kém hơn so với người lớn do đó khiến trẻ rất nhạy cảm với mầm bệnh. Ba mẹ nên lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ và cho cả các thành viên khác trong gia đình để phòng ngừa lây lan bệnh.

Biện pháp phòng chống hiệu quả

  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Rửa tay sạch trước khi ăn, lau dọn nhà cửa sạch sẽ.
  • Vệ sinh tay chân, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ. Không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất, không để trẻ mặc quần bị thủng đít, không đi chân đất.

Cho bé rửa tay sạch sẽ

  • Thức ăn cho trẻ phải luôn luôn nấu chín, nước uống phải được đun sôi để nguội. Nếu cho trẻ ăn trái cây hoặc rau sống. Thì phải rửa bằng dung dịch rửa rau quả, thuốc tím hoặc ngâm muối. Và rửa lại nhiều lần dưới vòi nước đang chảy.
  • Không cho trẻ hôn hít chó, mèo vì rất dễ bị nhiễm ấu trùng giun.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh. Và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần.