Những điều bạn cần biết về chứng giãn phế quản ở người cao tuổi

Giãn phế quản là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh là ho dai dẳng, ho kéo dài kèm theo khó thở, nếu bệnh chuyển nặng thì có thể ho ra máu. Chi phí điều trị cho chứng giãn phế quản khó tốn kém và thời gian điều trị thường kéo dài khá lâu, vì vậy cần có những biện pháp phòng người ngay từ đầu để có thể tránh khỏi căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin cơ bản để có thể giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về chứng bệnh này.

Những triệu chứng của giãn phế quản

Giãn phế quản là một bệnh lý do căng giãn và hủy hoại không hồi phục của thành phế quản kèm theo tắc các nhánh phế quản nhỏ. Đây là một bệnh khá nặng và tiến triển mạn tính trong nhiều năm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra sau các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính ở phế quản và phổi. Ban đầu, bệnh âm ỉ và không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện.

Ho là triệu chứng chính của giãn phế quản

Đa số người bệnh đều có triệu chứng ho dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Dễ nhầm với viêm phế quản hoặc một bệnh về phổi khác. Ho là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất. Người bệnh ho nhiều nhất vào buổi sáng khi ngủ dậy, ho dai dẳng quanh năm. Triệu chứng kèm theo là khó thở, lúc đầu người bệnh chỉ bị khó thở khi làm việc gắng sức. Sau khó thở thường xuyên, khạc ra khá nhiều đờm. Chủ yếu trong các cơn ho buổi sáng để tống ra toàn bộ những chất tiết ứ đọng trong phế quản ban đêm. Ho ra máu là triệu chứng thường gặp nhất.

Giãn phế quản là bệnh lý nguy hiểm

Giãn phế quản là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Nếu đã được chẩn đoán là giãn phế quản; người nhà cần động viên bà tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Nếu không bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây ổ giãn phế quản lan rộng, bội nhiễm tái phát, áp xe phổi, mủ phổi, khí phế thũng, ho lẫn máu, hộc ra máu. Gây tắc nghẽn đường thở, suy tim trầm trọng làm người bệnh khó thở dẫn tới tử vong nhanh.

Biện pháp phòng bệnh

Khám bác sĩ khi có dấu hiệu của bệnh

Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá tốn kém và phức tạp. Vì vậy cần dự phòng để tránh mắc bệnh là rất cần thiết. Trước hết cần tiêm vac-xin phòng ngừa bệnh cảm cúm. Vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể giảm. Sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp. Mà hậu quả là bị giãn phế quản. Đối với trẻ em, cần tiêm phòng đầy đủ các mũi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà. Bởi nếu trẻ mắc các bệnh này rất dễ bị giãn phế quản lúc.

Người bệnh cần lao động, sinh hoạt điều độ, giữ ấm cơ thể không bị thời tiết thay đổi ảnh hưởng đột ngột. Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là tập thở đều. Nếu có điều kiện, nên sống ở nơi có không khí trong lành, khí hậu ấm và khô. Tránh xa các nguồn khói như khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi.