Nhận biết những triệu chứng và cách phòng tránh bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là một căn bệnh mạn tính hết sức phổ biến ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Căn bệnh này khó có thể dẫn đến tử vong nhưng nếu để lâu dài thì sẽ dẫn đến những biến chứng, gây ra những bệnh nguy hiểm về tim mạch. Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh huyết áp cao rất lớn, tuy nhiên căn bệnh này có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, hoặc bằng cách sử dụng thuốc để điều trị trong một số trường hợp cần thiết.

Những điều bạn cần biết về bệnh cao huyết áp

Hệ tuần hoàn bao gồm tim và các mạch máu mang máu đi khắp cơ thể. Tim của quý vị là bơm cho toàn hệ thống này. Với mỗi một nhịp tim (co thắt), tim gửi máu tới các mạch máu lớn gọi là động mạch. Huyết áp là phép đo máu đang di chuyển đẩy ép vào thành động mạch mạnh như thế nào. Huyết áp (HA) cao là một bệnh mạn tính. Nó có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch, não, thận và mắt. HA cao có 2 loại: Loại nguyên phát và loại thứ phát. Cao HA không được điều trị dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng.

Kiểm tra huyết áp

Huyết áp cao cũng làm cho tim hoạt động vất vả hơn để đưa máu ra cơ thể. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ cơn đau tim, còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp, hay AMI, suy tim, và đột quỵ. Nó cũng có thể dẫn đến bệnh thận, và mù lòa. Nhìn chung, nếu bị cao huyết áp, việc giữ cho huyết áp dưới 130/80 mmHg có thể giúp phòng ngừa những vấn đề này. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể kê thuốc để giúp kiểm soát huyết áp nếu việc thay đổi lối sống là không đủ.

Những biểu hiện của cao huyết áp

  • Nhức đầu dữ dội.
  • Mệt mỏi hay rối loạn chức năng.
  • Có vấn đề về thị lực.
  • Đau ngực, khó thở.
  • Nhịp tim không đều.
  • Có máu trong nước tiểu.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao tỷ lệ bị HA cao càng tăng.
  • Giới tính: Nam > 55 tuổi; nữ 
> 65 tuổi.
  • Béo phì.
  • Tiểu đường, hút thuốc lá.
  • Lười vận động.
  • Thói quen ăn quá mặn.
  • Rối loạn lipid máu và tiểu đường.
  • Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng HA thứ phát.

Biện pháp phòng tránh cao huyết áp

  • Không ăn quá một muỗng cà phê muối mỗi ngày, bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
  • Giảm cân. Ăn nhiều trái cây, rau, sữa. Ăn ít mỡ bão hòa.
  • Đi bộ mỗi ngày với các bài tập thể lực vừa sức.
  • Không dùng đồ uống kích thích, tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Nên sử dụng nước uống như hoa hòe, chè sen, vông, chè thanh nhiệt, nước ngô luộc…
  • Với bệnh nhân HA cao phải dùng thuốc đều đặn trong suốt cuộc đời, không được tự ý bỏ thuốc. HA có thể tăng trở lại dẫn đến tai biến mạch máu não, thậm chí tử vong…

Cách tự kiểm tra huyết áp tại nhà

Tự kiểm tra huyết áp tại nhà

Thực tế, gần 1/3 dân số thế giới mang bệnh cao HA mà không biết. Cách duy nhất để tìm ra bệnh trước khi gặp phải những biến chứng đáng tiếc là kiểm tra HA đều đặn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân bị chứng cao HA. Bạn có thể áp dụng đo HA tại nhà hoặc tại phòng khám bằng HA kế như sau:

  • Cánh tay đo để ngang mức tim. Để túi hơi phải bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay.
  • Bơm nhanh túi hơi vượt quá trị số tâm thu 20 – 30mmHg (nhận biết bằng mất mạch quay) và xả túi hơi chậm 3mmHg/giây. Chỉ số HA tâm thu là khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên. Chỉ số tâm trương là khi mất hẳn tiếng mạch đập.

Lưu ý: không hút thuốc lá hoặc uống cà phê 15-30 phút trước khi đo.

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.