Hướng dẫn phương pháp quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình

Quản lý tài chính trong gia đình được xem như là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc vun vén và xây dựng gia đình hạnh phúc. Để có thể chi tiêu một cách hợp lý cũng như thiết thực, chúng ta cần phải tính toán một cách thận trọng để trang trải cho cuộc sống. Dưới đây là một trong những thông tin hữu ích mà chúng tôi bật mí cho các bạn những cách thức để quản lý thu – chi hàng ngày hiệu quả nhất.

Quản lý tài chính có thể xem như là một bước để làm giàu. Nếu là người biết cách quản lý tài chính tốt rất tốt, chúng ta có thể sử dụng số tiền của mình một cách hợp lý. Dưới đây là phương pháp giúp bạn có thể quản lý tài chính gia đình hiệu quả nhất.

Lập kế hoạch quản lý tài chính gia đình

Kế hoạch chi tiêu càng cụ thể và rõ ràng thì sẽ giúp bạn càng dễ dàng có sự quản lý tài chính hiệu quả và nhanh chóng đạt được điều mà tổ ấm của bạn hướng đến. Vậy cách lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả đó là gì? Đầu tiên, bạn hãy tính toán mức chi tiêu tiền lương của mình trên giấy trước khi thực hiện việc rút tiền mặt.

  • Liệt kê tổng thu nhập hàng tháng
  • Liệt kê những khoản chi tiêu thiết yếu hàng ngày của bạn
  • Liệt kê những chi phí cố định bạn cần chi trả
  • Liệt kê khoản dự trữ cho trường hợp cấp bách
  • Tìm ra con số còn dư
  • Tìm ra những khoản bạn có thể cắt giảm
  • Khoản chi cho du lịch, giải trí
  • Khoản chi cho đầu tư, học hành,…

Kế hoạch chi tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng có sự quản lý tài chính hiệu quả

Tiếp theo bạn căn cứ vào đó để lên kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ về khoản thu cố định và khoản thu không cố định theo từng tháng và kiểm soát khoản chi một cách chặt chẽ, không chi khi không thuộc các khoản bạn phải chi, hoặc không nên chi trong kế hoạch mà bạn đã lập ra.

Kế hoạch chi tiêu trong gia đình tốt được xem như công cụ kiểm soát được đồng tiền tốt hơn. Một khi đã có nó theo cách bạn muốn. Kế hoạch sẽ trở thành một lộ trình hữu ích để giữ cho tài chính của bạn đi đúng hướng.

Thống nhất các quy tắc về chi tiêu trong gia đình

Để quy tắc này được tuân theo một cách hiệu quả nhất là hai vợ chồng hợp tác với nhau. Cả vợ và chồng cần chia ngân sách thành từng khoản để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Cụ thể thì, ngay khi nhận thu nhập hàng tháng, hai vợ chồng nên trích ra khoảng 10 – 20% thu nhập để dành vào quỹ tiết kiệm. Phần còn thì chi cho việc tiêu dùng một cách hợp lý trong tháng.

Hai vợ chồng nên cùng bàn bạc, lên kế hoạch cụ thể. Để hoàn thành mục tiêu nhanh nhất có thể. Mọi vấn đề luôn được giải quyết dễ dàng hơn nếu như có sự thống nhất của hai người.

Khi cả hai vợ chồng đạt được sự đồng thuận cao thì sẽ tạo động lực cho quản lý tài chính gia đình hiệu quả hơn. Cùng nhau san sẻ gánh nặng tài chính. Thực hiện kế hoạch sẽ giúp hai vợ chồng đồng cảm và chia sẻ với nhau nhiều hơn.

Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình sẽ bao gồm cả lương, các khoản phụ cấp, thưởng hoặc tiền làm thêm của cả vợ và chồng. Các bạn luôn phải kiểm soát được con số này để có thể đưa ra cách phân bổ chi tiêu cho hợp lý.

Khi biết được thu nhập của gia đình và cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu cùng nhau. Các bạn sẽ có cơ hội để nghĩ cách cải thiện thu nhập cũng như cân đối ngân sách tốt hơn. Vợ chồng chia sẻ vấn đề này cho nhau sẽ tránh được những mâu thuẫn về chuyện tiền bạc.

Vợ và chồng cần chia ngân sách thành từng khoản để quản lý chi tiêu hiệu quả hơn

Mở tài khoản ngân hàng chung sau khi kết hôn

Việc mở tài khoản ngân hàng chung sau khi kết hôn. Giúp bạn kiểm soát tốt hơn và chia sẻ nhiều hơn. Việc này giúp đơn giản hóa việc cân đối và quản lý tài chính. Đồng thời tạo sự tin tưởng với người bạn đời của mình.

Ngược lại, khi mà cả hai không có tài khoản chung thì dễ dẫn đến việc tiếp tục sử dụng tài khoản cá nhân để đảm bảo quyền riêng tư của bản thân trong vấn đề tiền bạc.

Bạn sẽ rất khó kiểm soát hoạt động chi tiêu của vợ hoặc chồng mình. Đây là nguyên nhân thường thấy dẫn đến các vấn đề về tài chính. Điều này ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vì vậy mà mỗi người cần có một phần trách nhiệm đóng góp vào ngân sách chung. Để duy trì sinh hoạt trong gia đình và tạo nền tảng quản lý tài chính tốt hơn.

Tiết kiệm một cách thông minh

Là người quản lý chi tiêu gia đình, bạn hãy đặt mục tiêu cụ thể cho từng tháng, từng năm. Để biết chính xác đôi bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó.

Không tiết kiệm theo kiểu thả trôi, chỉ cần có tiết kiệm là được. Không cần phải tiết kiệm ở mức bao nhiêu. Mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó.

Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình

Mẹo nhỏ là định sẵn mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu. Hãy xây dựng các kế hoạch kế tiếp xung quanh nó. Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều mà chúng ta không lường trước được như: thiên tai, tai nạn, ốm đau,…

Do đó gia đình bạn luôn cần có 1 khoản dự phòng để có thể chủ động khi có biến cố xảy ra, tiết kiệm cũng là cách để các bạn có thể thực hiện một dự định lớn của gia đình như: mua nhà; mua xe,… Dù bạn có thu nhập bao nhiêu. Hãy luôn đảm bảo mình có 1 khoản tiền tiết kiệm.

Đánh giá tài chính gia đình

Thường xuyên xem xét kế hoạch và tình hình tài chính của gia đình. Điều này giúp bạn có cách điều chỉnh cũng như cân đối tốt hơn mặt quản lý tài chính của gia đình.

Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn khi hai vợ chồng cùng có thời gian ngồi lại cùng nhau. Để thảo luận về các vấn đề tài chính trong gia đình. Việc này sẽ giúp cả hai nắm rõ tình hình chung cũng như các vấn đề cá nhân của vợ hoặc chồng.

Nhật ký chi tiêu hay ngân sách là một trong những cách ghi chép hiệu quả cho sự chi tiêu hàng ngày của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy ghi chép chi tiết những khoản chi tiêu vào một cuốn sổ hay sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý chi tiêu. Sau mỗi thời hạn định kỳ. Bạn cần tổng kết lại con số tổng thu – tổng chi tiêu của gia đình.

Việc đánh giá tài chính này cũng sẽ giúp bạn phân bổ lại tỷ lệ tiền dành cho mỗi nhóm chi tiêu. Xác định cho mình và gia đình một ngân sách hợp lý. Tiết kiệm hiệu quả để hướng tới mục tiêu chung của gia đình. Ngoài ra đây còn là cách tuyệt vời hơn cho gia đình thấu hiểu. Đồng thời, thông cảm, gắn kết và sẻ chia cho nhau hơn.