Hướng dẫn cách treo chuông gió hợp phong thủy để rước lộc vào nhà

Treo chuông gió theo phong thủy sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và sự gắn kết cho gia đình. Chuông gió là một trong những đồ vật trang trí quen thuộc có thể tạo ra âm thanh vui tai để nhắc nhở gia chủ hoặc báo hướng gió. Đồng thời, đây cũng là vật phẩm có ý nghĩa phong thủy lớn. Nhưng không phải treo chuông gió ở đâu cũng tốt mà để đảm bảo tác dụng của chuông gió phong thủy thì bạn cần biết cách chọn chuông gió phù hợp và đúng vị trí treo chuông gió. Hãy cùng chúng mình khám phá bí ẩn về tác dụng của chuông gió dưới góc độ phong thủy, và tìm hiểu cách treo chuông gió tại nhà có thể mang lại may mắn, xua đuổi tà ma, tránh được những điều không hợp để treo

Tác dụng của chuông gió trong phong thủy

chuông gió bằng đồng

Chuông gió ngoài tác dụng trang trí, tạo ra những âm thanh vui tai, thú vị thì có còn có thể mang nhiều giá; trị về mặt phong thủy. Trong quan niệm về tâm linh Phật giáo thì tĩnh là chết, động là sống. Do đó sự xuất hiện của chuông gió phong thủy; sẽ giúp cho không gian có được những âm thanh tạo cảm giác “sống” cho căn nhà. Do đó, khi chuông gió phát ra những bản âm thanh; thì nó cũng có nghĩa là báo hiệu điềm lành tới. Treo phong thủy theo phong thủy có 2 tác dụng chính gồm: Chuông gió hóa giải vận xui, xua đuổi âm tà. Chuông gió hút tài lộc, may mắn.

Cách để biến những chiếc chuông gió thành đồ phong thủy để hóa giải vận xui; và thu hút vận may cho gia đình sẽ khác nhau phụ thuộc vào: Vị trí treo chuông gió hợp hướng nhà, hợp tuổi. Loại chuông gió hợp hướng, hợp tuổi. Bởi vậy, hãy nhớ sức mạnh phong thủy của chuông gió rất lớn; nhưng không phải cứ sử dụng chọn mua chuông gió đẹp treo trong nhà, chuông gió treo trước cửa là có thể hút vận may may; và hóa giải điềm chẳng lành. Việc sử dụng chuông gió phong thủy; cần đảm bảo các quy tắc riêng và tránh một số kiêng kỵ trong phong thủy khiến chuông gió phản tác dụng. Bạn cần nắm rõ chi tiết hơn những điều này qua bài sau đây:

Các loại chuông gió

Về bản chất có thể chia chuông gió thành 2 loại chính, loại trang trí và loại phong thủy. Loại trang trí rất phong phú về hình dáng, chất liệu và cả kích thước. Tuy nhiên, trong phong thủy, chuông gió phổ biến nhất là loại có 5, 6 hoặc 8 thanh, chất liệu bằng kim loại, gỗ hoặc gốm. Thanh của chuông gió có hai loại là rỗng và đặc, cả hai đều đem lại các tác dụng tốt; về mặt phong thủy. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn thúc đẩy; hay tăng cường năng lượng tốt cho một khu vực nào đó thì nên chọn loại thanh rỗng, và thường là loại có 6 hoặc 8 thanh.

Ngoài sự khác biệt về chất liệu, chuông gió còn có sự khác nhau khi đi kèm; với các biểu tượng truyền thống. Chẳng hạn nếu muốn tăng năng lực bảo vệ; có thể chọn một chiếc chuông gió có gắn hình con Kỳ lân, nếu muốn kích thích năng lượng thì treo chuông gió có gắn chữ Chiện…

Cách chọn và vị trí treo chuông gió phong thủy

chuông gió xinh

Để ngăn chặn các dòng năng lượng xấu, chẳng hạn năng lượng do hung tinh chiếu mệnh hàng năm; thì nên chọn loại chuông gió có 5 thanh, đặc. Chọn chất liệu của chuông gió phù hợp với khu vực định treo theo bát quái. Cụ thể, chuông gió làm bằng kim loại (đồng, vàng, bạc, inox…) nên treo ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc hướng Bắc.

Nếu bạn muốn tăng cường năng lượng Kim thì bạn hãy treo chuông gió bằng kim loại ở phía Tây Bắc theo bát quái và nên chọn loại 6 thanh, vì đây là con số 6 đại diện cho hướng Tây Bắc. Theo quan điểm dân gian thì chuông gió bằng đồng có thể trừ tà, tránh ma quỷ, ngoài ra nó còn giúp hóa sát, đem lại bình an, và thích hợp treo ở hướng Tây hoặc Tây Bắc.

Chuông gió làm từ gỗ hay tre mang tính mộc nên sẽ thích hợp treo ở hướng Đông, Đông Nam hoặc Nam theo bát quái. Với những chiếc chuông gió làm bằng sứ hoặc đất nung thì vị trí thích hợp nhất; của chúng là ở khu vực trung tâm ngôi nhà, hoặc các hướng Tây Nam, Đông Bắc. Nếu muốn thúc đẩy tình cảm gia đình, tình yêu hãy chọn một chiếc chuông gió bằng đất sét (đất nung) có gắn hai trái tim treo ở hướng Tây Nam ngôi nhà hoặc khu vườn. Còn nếu muốn tăng cường năng lượng tâm linh; thì chọn chuông gió có hình ảnh Đức Phật và treo ở hướng Đông Bắc…

Tính biểu tượng khi treo chuông gió

Theo phong thủy, treo chuông gió sẽ giúp mang lại may mắn tài lộc cho gia đình, Tuy vậy có một số điều bạn cần chú ý khi treo chuông gió trong nhà. Chuông gió, bên cạnh việc chú ý đến chất liệu bạn còn nên quan tâm đến; những biểu tượng truyền thống mà nó đại diện. Ví dụ một chiếc chuông gió đất sét nung có hai hình trái tim thì tốt nhất; nên treo ở hướng Tây Nam, cung Tình Duyên trong phòng hoặc ngoài sân vườn.

Còn nếu một chiếc chuông với hình đức Phật sẽ giúp tăng cường nguồn năng lượng phong thủy; hướng Đông Bắc – Cung học thức. Vì thế bạn cần tìm hiểu để lựa chọn loại chuông gió phù hợp khi sử dụng. Bạn cũng cần chú ý đến số lượng khi treo chuông gió để phát huy tác dụng; như một pháp khí Phong thủy trong nhà. Số lượng thanh chuông phổ biến nhất là 6; và 8 sẽ giúp tăng cường năng lượng cho ngôi nhà. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn 5 thanh là số lượng phù hợp khi muốn đẩy lùi khí xấu đối với những loại sao chiếu mạng hàng năm.

Một số lưu ý khi treo chuông gió phong thủy

chuông gió hoạt hình

Nên chọn loại chuông gió có chất liệu thích hợp với nhu cầu sử dụng. Tuyệt đối không treo chuông gió trong phòng vệ sinh vì đây là nơi có nhiều uế khí. Không nên treo chuông gió bằng gỗ ngoài ban công, vì sẽ tạo nên thanh sát. Nếu muốn hóa giải Ngũ Hoàng, Nhị Hắc, gia chủ nên chọn chuông gió làm bằng chất liệu đồng. Nếu cửa sổ nhà mình đối diện với cửa chính nhà hàng xóm có thể treo chuông gió để hóa sát nhưng phải chọn loại phù hợp (5 thanh).

Chuông gió không chỉ treo trong nhà ở, vườn mà còn có thể ứng dụng ở  nơi khác như cửa hàng. Chẳng hạn, nếu cửa hàng đối diện với ngã tư đường; thì có thể treo chuông gió ở cửa ra vào để ngăn chặn sát khí. Cuối cùng, cũng giống như các pháp khí phong thủy khác, khi sử dụng chuông gió cần lưu ý để không làm suy yếu hoặc làm hỏng các yếu tố chính của khu vực định tác động theo bát quái. Chẳng hạn, tuyệt đối không treo một chiếc chuông gió bằng kim loại như đồng, sắt… ở hướng Đông vì đây vốn là hướng của Mộc (Kim khắc Mộc).