Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị sốt mà bạn nên biết

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc do sau khi bị tiêm vắc xin. Sốt được coi là một phản ứng tự vệ của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài tấn công cơ thể. Sốt cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đã nhận biết và phản ứng với các chất có hại cho cơ thể trẻ. Có trường hợp dù mắc bệnh nhưng trẻ vẫn không sốt, ví dụ như trẻ suy giảm hệ miễn dịch, trẻ suy giảm hệ miễn dịch cũng không sốt khi bị vi khuẩn, vi rút tấn công,…

Sốt không phân biệt tuổi tác hay giới tính, trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị sốt. Tuy nhiên, độ tuổi càng nhỏ, nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của sốt càng cao. Điều quan trọng nhất là phải tìm ra nguyên nhân gây sốt để điều trị thích hợp, tránh tình trạng sốt kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của trẻ. Khi trẻ bị sốt cơ thể thường suy nhược, dễ chán ăn, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chế độ ăn uống cho trẻ khi bị sốt nhé!

Đối với trẻ sơ sinh bị sốt thì trẻ cần cho bú sữa mẹ hoàn toàn

Khi trẻ bị sốt, ngoài việc chữa trị bằng thuốc cho con thì các mẹ cần quan tâm tới chế độ ăn uống, các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ là việc làm cần thiết và rất quan trọng.

Khi bé bị sốt nhu cầu về năng lượng tăng lên rất nhiều lần. Vì vậy chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thành phần (chủ yếu là đạm và mỡ). Đồng thời khi bé bị sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và các chất điện giải qua da. Nên cần cho bé uống nước đầy đủ. Ngoài ra khi bé bị sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế, bé chán ăn, bỏ bữa. Vì vậy cần cho bé ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa mà lại cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Nhưng tăng số lần bú, ít nhất 10-12 lần/ngày. Thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn (khi bị ốm trẻ sẽ mệt mỏi, nên khả năng mút vú của trẻ kém hơn). Đối với trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được. Thì mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Lúc này cần vệ sinh các dụng cụ vắt sữa, cốc thìa… Để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị tiêu chảy.

Khi trẻ bị sốt nên lựa chọn chế độ ăn với đồ ăn mềm

Đối với những trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng và chia làm nhiều bữa. Giúp dạ dày không bị kích ứng hay khó chịu. Trứng luộc có protein và có thể dễ dàng tiêu hóa là một lựa chọn tốt cho các mẹ. Bên cạnh đó. Thêm bột ngũ cốc với sữa sau một vài ngày. Cung cấp các loại trái cây mềm như chuối hay thêm vào nước dưa hấu cho bé dễ hấp thu nước, vitamin và khoáng chất.

Cho trẻ uống nhiều nước và nước hoa quả tươi khi trẻ bị sốt

Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi; hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt, cung cấp thêm vitamin A, vitamin C. Vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu. Dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Các mẹ có thể chọn các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi… Giàu chất tiền vitamin A như các loại quả có màu vàng, đỏ (gấc, đu đủ, xoài, cà chua,…). Và các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền…). Vừa giàu tiền vitamin A vừa giàu vitamin C đều rất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Nên bổ sung các loại nước trái trai có chưa nhiều vitamin C cho trẻ

Khi trẻ bị sốt cần lưu ý tránh những thực phẩm sau

Không thêm vào thực đơn của bé các thức ăn cứng, khó tiêu hóa, khó hấp thu. Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, các loại dầu và các loại thực phẩm chiên rán, chẳng hạn như khoai tây chiên. Trẻ bị sốt không nên ăn thức ăn có lượng carbonhydrat cao như bánh ngọt hoặc bánh quy. Tránh cho bé ăn thực phẩm quá xơ như đậu, ngô và bông cải xanh. Không cho bé ăn thức ăn cay như sốt salsa hoặc cà ri.