Cha mẹ nên làm gì khi con cái tuổi teen bướng bỉnh và cãi lời

Nhiều bậc phụ huynh cho biết rằng họ cảm thấy đau đầu với con cái tuổi teen bởi vì các cuộc trao đổi trong gia đình thường có xu hướng biến thành những cuộc tranh luận gay gắt. Khi con cãi lời, các bậc cha mẹ thường cảm thấy vô cùng khó chịu, tức giận, đôi khi cảm thấy bị xúc phạm.

Từ đó dẫn đến những cuộc khẩu chiến giữa cha mẹ và con cái. Điều này là hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của con đặc biệt trong giai đoạn dậy thị và tình cảm gia đình cũng vì thế mà đi xuống. Việc trẻ có những thay đổi trong suy nghĩ ở tuổi dậy thì là hoàn toàn bình thường, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những bí quyết ứng xử với con cái khi gặp những tình huống này.

Các bậc cha mẹ cần quan sát và ghi nhận

Theo James Lehman, quan trọng là cha mẹ cần quan sát các tình huống khẩu chiến giữa cha mẹ – con cái diễn ra quanh mình, hoặc tình huống thực tế trong gia đình. Cần chú ý đến thời điểm điều đó xảy ra, nó xảy ra như thế nào, điều gì đã bắt đầu châm ngòi và sự việc “leo thang” ra sao, cha mẹ đã sai điều gì?

Cha mẹ cần quan sát và chú ý những hành động của con

Tất cả thông tin này sẽ hữu ích để bạn bắt đầu thay đổi hành vi ứng xử của bản thân, nhằm tránh để sự việc tái diễn. Ví dụ, bạn chứng kiến một người mẹ nói những lời áp đặt, khiến đứa con tức giận cãi lại, thì tốt nhất bạn phải lưu ý đừng nói những lời áp đặt như vậy với con mình. Các cuộc trò chuyện của cha mẹ với con cái ở tuổi teen rất dễ biến thành một cuộc tranh cãi.

Không nên bắt con im lặng

Trẻ em luôn học cách để đạt được thứ chúng muốn. Dưới một tuổi, chúng quấy khóc khi đói. Đôi ba tuổi, chúng quấn lấy chân bạn để thu hút sự chú ý. Vậy thì vì cớ gì bạn nghĩ chúng sẽ im lặng tuân thủ mọi điều mà bạn nói? Cách chúng phản ứng cho thấy nhu cầu được lắng nghe và đáp ứng.

Đừng quên rằng con bạn hoàn toàn có thể học cách tốt hơn để giao tiếp mà không cần tranh cãi. Tuy nhiên chúng cần thời gian và cần sự chỉ dạy hợp lý. Thay vì những mệnh lệnh lạnh lùng. Vai trò của bạn là lắng nghe, chỉ dẫn và góp ý, chứ không phải ra mệnh lệnh và bắt con im lặng nghe theo.

Để giúp con thay đổi, bản thân bạn cũng cần thay đổi. Nên cởi mở để thay đổi lập luận và tìm cách giao tiếp tốt hơn. Bạn cũng có thể cần sự trợ giúp từ bạn đời, từ giáo viên của con hoặc người bạn đáng tin cậy. Nên lắng nghe lời chia sẻ của họ để biết bạn sai ở đâu, cần phải thay đổi những gì. Đây là bước đầu tiên để thực hiện những thay đổi quan trọng này.

Cha mẹ tự đặt câu hỏi về mối quan hệ bạn muốn với con là gì?

Tất cả chúng ta đều muốn trở thành cha mẹ tốt. Do đó, theo James Lehman, cha mẹ nên suy nghĩ về mong muốn của bản thân trong việc tạo dựng quan hệ với con. Bạn muốn mình và con sẽ là những người bạn hiểu nhau. Sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ, hay chỉ là quan hệ phục tùng?

Cha mẹ muốn xây dựng mối quan hệ của với con như thế nào?

Không nên để những bất đồng tích tụ và bùng phát

Không quan trọng cha mẹ có chức vụ lớn thế nào, thông minh, giỏi giang ra sao. Tất cả đều có thể mắc sai lầm trong ứng xử với con cái và để nảy sinh những bất đồng. Do đó, điều quan trọng là đối diện với những bất đồng. Xử lý chúng và không để chúng tồn tại âm ỉ rồi bùng phát.

Cần trò chuyện với trẻ, cùng nhau thiết lập các quy tắc và cùng tuân thủ quy tắc đó. Trong trường hợp, đứa trẻ cố gắng chọc tức để kéo bạn trở lại hành vi la hét và tranh cãi. Hãy cố gắng giữ vững quy tắc không tranh cãi.

Đừng bao giờ quên rằng con vẫn đang học cách kiểm soát hành vi và đôi khi con không biết cách đối phó với các vấn đề. Vì vậy, đôi lúc con tỏ ra thiếu kiên nhẫn là bình thường. Cha mẹ hãy cố gắng hiểu vấn đề con đang gặp phải.

Thông thường khi một đứa trẻ cãi lời. Chúng đang thể hiện sự tức giận, thất vọng, tổn thương hoặc sợ hãi. Hãy chắc chắn rằng bạn dành ít nhất 15 phút để trò chuyện cùng con mỗi ngày. Cố gắng hiểu nhu cầu, hy vọng và ước mơ của con.

Hãy giải quyết những bất đồng đừng để nó tích tụ và bùng phát

Luôn luôn nỗ lực để thay đổi

Tranh cãi liên miên có thể khiến bạn thất vọng, bất lực. Tuy nhiên, ngay cả khi tranh cãi đã ăn sâu vào mối quan hệ của bạn và con. Bạn vẫn có hy vọng tháo gỡ tình hình. Điều kỳ diệu sẽ xảy ra, khi những bậc cha mẹ khó ưa nhất và những đứa trẻ bướng bỉnh nhất cùng nỗ lực để tạo ra một mối quan hệ yêu thương, quan tâm và tôn trọng.

Các nhà tâm lý học gợi ý cha mẹ nên sử dụng những câu như: “Con nói với mẹ như vậy thì chắc chắn là con đang rất buồn rồi”, “Mẹ muốn nghe kỹ hơn về chuyện này, nhưng mẹ không thể nghe được điều gì khi cảm thấy mình bị tấn công”.

Trẻ em nên hiểu nói chuyện 1 cách lịch sự sẽ có lợi cho chúng. Bạn không nên bỏ qua mỗi câu từ tiêu cực hay một cái đảo mắt của trẻ. Đôi khi bạn cần nhắc nhở con. Ngay cả khi biết rằng con đang có tâm trạng xấu. Con cũng cần biết bạn đang mong con có thể nói lại theo cách khác. Cho con thấy hậu quả khi không tôn trọng người lớn.

Điều quan trọng là đừng nản lòng. Bạn không đơn độc, bởi có rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Vì điều này và đang tìm cách thay đổi theo hướng tốt hơn.