Cách đặt nhà vệ sinh chuẩn phong thủy và những điều cần trách

Nhà vệ sinh là nơi chứa đựng rất nhiều vi khuẩn, đây cũng là nơi ảnh hưởng đến những sinh hoạt chung cũng như vận mệnh của căn nhà. Vậy cần bố trí nhà vệ sinh như thế nào là phù hợp và đúng phong thủy? Nhiều gia đình hiện nay cho rằng đặt nhà vệ sinh ở đâu cũng được, hợp thì đặt, có nhà lại phụ thuộc vào diện tích căn nhà, nên thường gia chủ thấy không gian ít là tuỳ tiện đặt hoặc theo sự chỉ dẫn của thợ xây dựng. Đây thật sự là một sai lầm rất lớn, việc đặt vị trí nhà vệ sinh như vậy sẽ không tốt cho cả căn nhà lẫn gia chủ. Hôm nay để giải quyết các thắc mắc của các bạn thì chúng mình có một bài viết về phong thủy nhà vệ sinh sau đây

Chọn vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà hợp phong thủy

phòng vệ sinh

Trong phong thủy kiến trúc, công trình phụ như nhà tắm hay nhà vệ sinh đều mang yếu tố quan trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài vận của gia chủ. Vì vậy cho nên bố trí nhà vệ sinh trong nhà; rất được cân nhắc khi xây dựng. Điểm qua một vài lưu ý cần nắm rõ khi chọn vị trí đặt WC dưới đây nhé:

Không nên đặt Toilet ở hướng Đông Nam và Tây Nam bởi hướng Tây nam là cung duyên và honon nhân còn góc Đông Nam theo cung tài lộc. Bên cạnh đó, gia chủ cũng không nên đặt hướng Bắc; bởi đây là cung sự nghiệp. Hạn chế đặt các hướng nãy; sẽ giúp gia chủ bảo vệ được tài vận, không gây khó khăn trong cuộc sống, tình duyên công danh của cả gia đình. Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Bắc; và hướng Đông Bắc bởi Đông Bắc; được xem là nơi hậu quỷ môn. Vậy nên đặt WC ở hướng này sẽ mang hung khí lớn. Ngoài ra, sẽ khiến gia chủ mắc một số bệnh; về tiêu hóa lẫn xương khớp.

Không đặt nhà vệ sinh ngay chính giữa nhà bởi chúng có thể tạo ra những luồng khí xấu, làm hỏng đến vận khí tốt đẹp của toàn bộ căn nhà. Nhà vệ sinh ở giữa trung tâm cũng ảnh hưởng; đến các không gian lân cận, khiến nhà không sạch sẽ thông thoáng. Không đặt nhà vệ sinh ngay ở cửa ra vào hoặc đối diện cửa chính vì đây là điều đại kị; mang xui rủi cho cuộc sống gia đình, dễ gặp tai họa và ngăn vận khí tốt đẹp vào không gian sống.

Lưu ý khi đặt nhà vệ sinh

Không đặt nhà vệ sinh chung với khu bếp nấu ăn là điều rất dễ gặp ở trong thiết kế chung cư; bởi diện tích bị hạn chế nên phải tận dụng mọi ngóc ngách trong nhà. Bếp thuộc mệnh hỏa trong khi đó nhà vệ sinh thuộc mệnh thủy nên 2 yếu tố xung khắc trực tiếp trong ngũ hành. Ngoài ra, nhà vệ sinh ở gần bếp sẽ khiến những mùi uế tạp ảnh hưởng đến bếp ăn. Khiến cuộc sống không được may mắn, chủ nhân không được mạnh khỏe.

Không đặt nhà vệ sinh ở phía trên phòng ngủ, phòng khách và phòng thờ bởi chúng có thể tạo nên những vận khí cực kỳ xấu. Nguy cơ ô nhiễm, rò rỉ nước đặc biệt là những không gian thiêng liêng như phòng thờ cần được đặt xa khu vực WC. Đây vốn là nơi thiêng liêng và có ý nghĩa tâm linh quan trọng; nên không được đặt nhà vệ sinh bên trên.

Cách xác định hướng nhà vệ sinh

phòng vệ sinh đẹp

Hướng nhà vệ sinh được xác định theo hướn của bồn câu thay vì hướng cửa. Hướng bồn cầu được quay mặt ra đâu thì đó được xem là hướng của nhà vệ sinh. Việc xác định hướng nhà vệ sinh cần tuân thủ theo các nguyên tắc “tọa hung hướng cát”, nhà vệ sinh, toilet nên đặt vào các hướng xấu và nhìn về hướng tốt, cần tránh đặt ở hướng tây nam và hướng đông bắc sẽ gây ra “thổ khắc thủy”, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Đồng thời cũng cần tránh đặt nhà vệ sinh ở hướng nam; bởi vì hướng này có hỏa khí nặng.

Vị trí và hướng nhà vệ sinh cho tuổi tứ mệnh

Với những gia chủ thuộc đông tứ mệnh thường đưuọc chia làm 4 cung: Khảm (Bắc), Ly (nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam). Những người thuộc Đông Tứ Mệnh có 4 hướng là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam là 4 hướng đẹp và ngược lại là hướng xấu. Tùy vào mỗi tuổi mà các cung sẽ thay đổi, tuy nhiên nếu lựa chọn đơn giản thì gia chủ cần chú ý tới các hướng này.

Vị trí đặt vệ sinh và hướng nhà vệ sinh cho tuổi Tây tứ mệnh. Gia chủ thuộc tây tư mệnh có 4 hướng thuộc hướng đẹp và vị trí đẹp càn (Tây Bắc), đoài (tây), cấn (Đông Bắc), khôn (Tây Nam). Ngược lại 4 hướng xấu sẽ là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam.

Diện tích nhà vệ sinh hợp lý nhất là bao nhiêu?

Diện tích nhà vệ sinh hiện nay có 3 kích thước: hẹp, bình thường và lớn. Diện tích hẹp thường có diện tích khoảng 1 mét 2, chỉ có thể lắp đặt bồn cầu và lavabo, nhưng sử dụng rất bất tiện. Với diện tích này khá hẹp, thường dùng cho những nhà vệ sinh nhỏ tại các quán cà phê; hay các hộ gia đình nhà phố việc tiết kiệm diện tích.

Diện tích bình thường đúng chuẩn là 2m -4m. Với diện tích này có thể lắp đặt các thiết bị phòng tắm như bồn cầu, lavabo, bồn tắm đứng và các vật dụng nhà vệ sinh khác mà không gặp vấn đê gì. Diện tích rộng rãi trên 4m. Với diện tích này, chủ nhà có thể lắp đặt mọi thứ bên trong nhà vệ sinh; mà không có bất kỳ vấn đề không gian.

Ưu điểm và nhược điểm của toilet trong phòng ngủ

Thiết kế vị trí nhà vệ sinh ở trong phòng ngủ là cách áp dụng của rất nhiều KTS cho phòng ngủ master bởi sự tiện nghi trong sử dụng cũng như cấu trúc của căn nhà. Nhà vệ sinh trong phòng ngủ giúp chủ nhân tiện lợi hơn trong sinh hoạt, sử dụng phòng vệ sinh dễ dàng vào những ngày thời tiết giá lạnh. Đặc biệt phòng ngủ có nhà vệ sinh còn tạo sự riêng tư, giúp các thành viên thoải mái trong sinh hoạt mỗi ngày. Thứ hai, nhà vệ sinh đặt trong phòng ngủ tạo không gian riêng tư. Đặc biệt đối với các bạn nữ hoặc phòng ngủ dành cho vợ chồng. Giúp các thành viên cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Làm thế nào để đặt nhà vệ sinh trong phòng đúng cách?

phong thủy nhà vệ sinh

Để bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp phong thủy, không ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau khi thiết kế: Giữ nhà vệ sinh luôn khô thoáng sạch sẽ. Khử mùi nhà vệ sinh bằng các loại tinh dầu; hoặc sáp thơm. Nên đóng cửa nhà vệ sinh khi không có nhu cầu sử dụng

Sử dụng một số cây xanh tiểu cảnh có mùi thơm; để hút khí xấu và làm đẹp không gian. Sử dụng quạt hút mùi để giải quyết các mùi và khí ẩm trong phòng. Đặt đá thạch anh để hóa giải điều xấu, trấn áp và mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Cửa nhà vệ sinh khôn đối diện với giường ngủ.

Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh trong nhà

Kiểm tra ống nước thường xuyên tránh nước bị rò rỉ trong nhà vệ sinh, bởi theo phong thủy chúng sẽ khiến cho tài lộc gia chủ bị thất thoát. Không đặt bồn cầu cùng hướng nhà vì dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vận may gia chủ. Cửa nhà vệ sinh không đối diện với cửa lớn; vì sẽ ảnh hưởng đến vận khí tốt vào nhà, mất thẩm mỹ. Không đặt cửa bếp nhà vệ sinh đối diện với bếp

Nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí cuối hướng gió trong nhà, kín đáo nhưng dễ tìm. Nếu nhà có hành lang thì nên cho nhà vệ sinh; ở gần cạnh hành làng, không để cuối hành lang. Không đặt giường ngủ tựa lưng vào nhà vệ sinh. Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với cầu thang. Thiết kế nền nhà vệ sinh âm sàn so với sàn chung; để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng ẩm ướt

Không sử dụng các đồ vật sắc nhọn trong toilet. Không sử dụng màu đỏ tươi hoặc các màu nóng cho nhà vệ sinh, nên sử dụng các gam màu trắng sáng nhã nhặn. Sử dụng gương treo trong nhà vệ sinh không nhìn thẳng vào bồn cầu. Trên đây là vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà hợp phong thủy. Hi vọng quý vị sẽ tìm cho mình phương án tốt trong thiết kế căn nhà của mình. Đừng quên chia sẻ đến mọi người thông tin bổ ích này nhé.