Bệnh rôm sảy vào mùa nóng ở trẻ và biện pháp phòng tránh hiệu quả

Thời tiết vào mùa hè nóng bức là thời điểm thuận lợi để bùng phát bệnh ở trẻ em. Đặc biệt với những trẻ nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường thì nguy cơ bệnh về da là rất cao. Bệnh rôm sảy là bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ, do mồ hôi ứ động dưới da gây nên các mụn nước. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại ngứa ngáy khiến trẻ vô cùng khó chịu. Các bậc phụ huynh cần có biện pháp phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ hiệu quả trước khi vào hè. Chế độ ăn uống, cho bé vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng nóng là những biện pháp tuyệt vời để phòng tránh nguy cơ rôm sảy.

Bệnh rôm sảy vào mùa nóng ở trẻ em

Rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu bệnh để nặng và phát triển thành mụn nhọt, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Bệnh phát triển khi các ống dẫn mồ hôi bị tắt nghẽn. Và mồ hôi bị ứ đọng lại dưới da. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da. Sau đó thì nổi ẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ. Thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị. Phương pháp đẩy lùi các triệu chứng là làm lạnh da và chống tiết mồ hôi. Do vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, tuyến mồ hôi sẽ phải làm việc liên tục, phải tiết ra thật nhiều mồ hôi nhằm làm mát cũng như điều hòa thân nhiệt cho bé. Chính vì ra nhiều mồ hôi mà không kịp thoát hết ra ngoài nên dễ bị ứ đọng, gây bít tắc lỗ chân lông và bị bệnh.

Nguyên nhân chính gây bệnh

Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da trẻ. Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng. Những sẩn nhỏ này mọc thành từng đám và thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi. Chẳng hạn như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…

Nguyên nhân do thời tiết nóng bức

Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng này sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt. Rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt. Chủ yếu là ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm).

Biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ

Rôm sảy thường tự khỏi nhưng đôi khi một số biến chứng có thể xảy ra như:

Nhiễm trùng: Các vết thương của rôm sảy có thể bội nhiễm vi trùng tạo ra mụn mủ đau và ngứa nhiều.

– Sốc do nóng: Trong thời tiết nóng, những bệnh nhân bị rôm sảy dạng sâu. Có nguy cơ bị choáng do nhiệt: đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp… có thể đưa đến tình trạng đột quỵ nguy hiểm.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

– Mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, có thể hút ẩm vào mùa hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật vào mùa đông.

– Tránh nắng khi thời tiết quá nóng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.

– Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ và thông khí tốt.

– Tắm nước lạnh và không dùng xà phòng loại làm khô da.

– Có thể dùng phấn, kem dưỡng da cho trẻ trong mùa nóng và khô. Có tác dụng phòng ngừa rôm sảy và hạn chế bị khô da ở trẻ.

Sử dụng kem dưỡng cho trẻ

– Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này. Bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất. Rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.

Biện pháp điều trị nếu mắc bệnh

Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da bị làm mát lạnh, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng. Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn. Đôi khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi. Để giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.

Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là:

– Dung dịch Calamine làm dịu ngứa.

– Anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi. Và ngưng phát sinh các sang thương mới.