3 tháng đầu thai kỳ các mẹ bầu cần lưu ý những chế độ dinh dưỡng nào?

Theo như chúng ta được biết thì thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là vô cùng quan trọng. Đây là thời gian giúp bé hình thành và phát triển. Trong khoảng thời gian này mẹ bầu không được hoạt động hoặc làm việc quá nhiều. Bên cạnh đó mẹ cần phải chú ý và cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé. Điều này giúp bé có đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn hằng ngày là rất quan trọng. Bởi vì những bộ phận cơ thể đang dần hình thành nên các mẹ bầu cần chú ý đến dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn những chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu thai kỳ là thời kỳ vàng cho quá trình hình thành của thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn này việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thời kỳ này cũng trở lên quan trọng. Sau đây là một số hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai 3 tháng đầu.

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu khi mang thai tháng đầu tiên

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Trong tháng đầu mang thai, bà mẹ nên ăn:

• Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

• Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

• Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

thực phẩm chứa protein

• Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

• Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, quá ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống axit folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như. Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Tháng thứ 2 của thai kỳ cần chú những chế độ dinh dưỡng nào

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg -1,7kg cũng khá ổn. Bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân. Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300.

Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình. Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

Tháng thứ 3 thai kỳ các mẹ bầu cần bổ sung những dưỡng chất nào

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy. Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4- 1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg. Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:

trái cây

• Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng. Ví dụ như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

• Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
• Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho mẹ bầu.